Những Câu Hỏi Thường Gặp Du Học Đức

9. Những Câu Hỏi Thường Gặp Du Học Đức

 

Dự bị Đại học Đức (Studienkolleg) là chương trình dành cho học sinh quốc tế muốn theo học Đại học tại Đức nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đầu vào về trình độ ngôn ngữ và học vấn của Đại học.

Tất cả học sinh muốn được nhận vào một trường Đại học ở Đức đều phải trải qua kỳ thi “Đánh giá chất lượng tương đương” (Feststellungsprüfung – FSP). Kỳ thi sẽ đánh giá khả năng ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa, kiến thức chuyên ngành của học sinh. Sau đó xem xét học sinh có đủ tiêu chuẩn của chương trình Đại học hay không. Nếu là học sinh ngoại quốc, việc bạn vượt qua bài test là điều rất khó khăn và hiếm hoi vì thế các trường dự bị đại học ở Đức hình thành.

Trường Dự bị Đại học sẽ giúp học sinh chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi. Các trường Đại học tại Đức sẽ dựa vào quá trình học Dự bị Đại học và kết quả kỳ thi, họ sẽ đánh giá và chấp nhận bạn vào học Đại học hay không?

Trình độ tiếng Đức ít nhất là B1, một số trường là B2. Bạn nên liên lạc trực tiếp với trường dự bị bạn theo học để biết yêu cầu chính xác của trường.

Thông thường để đạt được trình độ B1, các bạn cần tối thiểu từ 6 đến tháng 8 tháng. Tuy nhiên cái này phải tùy vào từng bạn, các bạn phải chăm chỉ vì tiếng Đức là một ngôn ngữ khá khó.

Câu trả lời là có, có rất nhiều chương trình học dạy bằng tiếng Anh tại Đức. Khi chọn du học Đức bằng tiếng Anh, bạn sẽ được chọn giáo trình dạy học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, học thêm tiếng Đức là điều kiện đủ để bạn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống và sinh hoạt với sinh viên quốc tế cũng như giảng viên tại đây.

Không. Nhưng nếu bạn muốn hòa đồng và giao tiếp tốt với mọi người biết chút ít tiếng Đức thì đó là một lợi thế. Vì không phải người lớn tuổi nào ở Đức cũng có thể nói chuyện với bạn bằng tiếng Anh.

Tùy vào từng trường sẽ có yêu cầu cụ thể về trình độ tiếng của bạn, nhưng chắc chắn bạn phải có bằng IELTS tối thiểu 5.5 hoặc Toefl.  Cách tốt nhất để có thông tin chính thống và không bị lạc giữa luồng thông tin du học thì bạn nên lên trang web trực tiếp của trường theo học để tìm hiểu nhé.

Tại Đức có sự phân biệt giữa Berufsschule ( trường học nghề),  „Fachhochschulen“ (trường đại học ứng dụng) và „ Universitäten“ (trường đại học nghiên cứu), hai loại trường này đều cấp bằng cử nhân, nhưng nếu bạn muốn học lên tiến sĩ thì bạn phải học tại các trường “ Universität”. Trường đại học ứng dụng thì sẽ có nhiều kiến thức thực hành hơn trường đại học nghiên cứu.

GHI CHÚ BERUFSSCHULE FACHHOCHSCHULE UNIVERSITÄT
Đối tượng Đã tốt nghiệp THPT và có bằng B1 Sinh viên hoàn thành tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện du học mới nhất 2023 Sinh viên hoàn thành tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện du học mới nhất 2023.
Tính thực tiễn, cách thức học Học song song 50% thời gian ở trường nghề (Fachschule) và 50% thời gian là trực tiếp làm việc trong công ty, xí nghiệp Thiết thực hơn, chia theo năm học, xen kẽ các khóa thực tập, kiểm tra định kỳ, luận văn tốt nghiệp về các chủ đề thực tiễn. Nặng về lý thuyết, tự chọn các môn trọng tâm, luận văn tốt nghiệp mang tính nghiên cứu
Các nghành nghề đào tạo Điều dưỡng, cơ khí, đầu bếp, nhà hàng khách sạn… Chủ yếu các ngành Khoa học kỹ thuật, Kinh tế quản trị, Xã hội, Tạo mẫu Tất cả các nghành
Thời gian đào tạo 3 năm 3-4 năm 4 – 6 năm
Bằng cấp Chứng chỉ học nghềquốc tế Diplom (FH) Bachelor, Master Diplom, Magister, Staatsexamen Bachelor, Master
Cơ hội việc làm Cơ hội việc làm cao, ổn định, sau 5 năm được cư trú vĩnh viễn Cơ hội việc làm tùy vào năng lực và các nghành nghề Cơ hội việc làm tùy vào năng lực và cũng như kết quả tại trường Đại Học

Học phí của các trường đại học ở Đức so với các trường Đại học tại các nước phát triển khá thấp và đa phần là miễn học phí.

 Mức Phí sinh hoạt ở Đức tuỳ vào từng bang khác nhau mà chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ có sự chênh lệch. Ví dụ nếu bạn chọn sống tại các thành phố lớn như Hamburg, Düsseldorf, Köln, Frankfurt, München thì chi phí cho nhà ở sẽ cao hơn so với các thành phố vừa và nhỏ.

Nhà ở tại các bang Tây Đức cũng có phần cao hơn so với các thành phố ở Đông Đức. Tuy nhiên, ở các thành phố lớn mức lương của bạn được nhận khi học nghề hay sau khi Tốt nghiệp dĩ nhiên cũng cao hơn. Ngoài ra cơ hội tìm việc làm thêm ở các thành phố lớn cũng dễ dàng hơn.

Tiền thuê nhà 300 EUR
Tiền ăn uống 120 EUR
Bảo hiểm y tế 80 EUR
Điện thoại, Internet, Radio 30 EUR
Mua sắm, giải trí 70 EUR
Sách vở, dụng cụ học tập 20 EUR
Đi lại bằng phương tiện công cộng 80 EUR
Chi phí phát sinh(*) 50 EUR
Học phí 1 tháng 0 EUR
Tổng cộng 750 EUR

Đức có những qui định rất chặt chẽ đối với việc sinh viên đi làm Aushilfe hoặc Minijob. Cụ thể, sinh viên dưới 25 tuổi được phép đi làm tối đa 120 ngày một năm (fulltime), hay 240 ngày đối với parttime, tối đa 20h/ tuần và thu nhập không quá 500 EUR/ tháng (đối với Minijob) thì không phải đóng thuế. Mức lương tối thiểu (Mindestlohnsẽ tăng lên 9,35 euro vào ngày 1 tháng 1 năm 2020

Tùy vào các trường đạo tạo nhưng nhìn chung có thể chia là 3 loại sau:

  • Trường công đa phần miễn học phí trừ một số bang nhất định. Một số trường tiêu biểu:  HTW Berlin, FH Nürnberg, Uni Halle, Uni of applied sciences Aachen.
  • Trường từ các bạn phải trả học phí, yêu cầu đầu vào không quá khó. Một số trường tham khảo:  SRH University Heidelberg, FH Köhn.
  • Trường dự bị tư nhân các bạn phải trả học phí và thi đầu vào

Để sống dài hạn ở Đức bạn cần có thể cư trú, để xin được cấp thẻ này bạn cần có giấy báo nhập học, chứng minh tài chính, giấy đăng kí và hợp đồng bảo hiểm. Thẻ cư trú cho sinh viên du học kéo dài hai năm, bạn phải gia hạn trước khi thẻ bị hết hạn, và khi gia hạn thẻ bạn cần có hợp đồng bảo hiểm vẫn còn thời hạn.

Đức không giới hạn độ tuổi học thạc sĩ và tiến sĩ.

Sau khi tốt nghiệp tại Đức, bạn bắt buộc phải đổi sang dạng visa xin đi làm và bạn được phép gia hạn Visa thêm 1 năm để tìm việc.